Mọc răng được xem là một cột mốc quan trọng của bé để đánh dấu sự chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, đi kèm theo đó luôn là sự lo lắng của cha mẹ, bởi lúc này bé hay quấy khóc, sốt nhẹ và khó ăn uống hơn bình thường. Vậy là một người mẹ, bạn cần chuẩn bị những gì để mang đến cho bé yêu của mình sự thoải mái nhất?

1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Hầu hết trẻ sơ sinh mọc những chiếc răng đầu tiên vào khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi. Nếu trẻ sơ sinh mọc răng sớm, bạn có thể thấy chiếc đầu tiên (thường là chiếc răng cửa nằm ở hàm dưới) vào khoảng sau 3 tháng tuổi. Trong những trường hợp khác, trẻ có thể sẽ mọc răng muộn hơn, có thể bạn phải đợi cho đến khi bé ít nhất một tuổi mới thấy được chiếc răng đầu tiên của trẻ.

Hầu hết trẻ sơ sinh mọc răng mới theo thứ tự, hai chiếc ở của ở hàm dưới xuất hiện trước, sau đó đến hai chiếc ở của ở hàm trên, sau đó lần lượt những chiếc dọc hai bên sẽ được hình thành.

Những chiếc răng cuối cùng xuất hiện là răng hàm thứ hai nằm ở cuối cùng của xương hàm trên và xương hàm dưới. Chúng có thể sẽ mọc khi con bạn từ 23 đến 31 tháng tuổi. Đến thời gian này, trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa.

2. Dấu hiệu trẻ mọc răng là gì?
Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có sự phát triển khác nhau, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số trẻ sơ sinh mọc răng mà không gặp phải bất kỳ vấn đề khó chịu nào, tuy nhiên nhiều trẻ có thể sẽ cảm thấy khó chịu trong giai đoạn mọc răng này. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của việc mọc răng như:

  • Chảy nước dãi (có thể dẫn đến phát ban trên mặt)
  • Nướu sưng và nhạy cảm
  • Khó chịu hoặc quấy khóc
  • Hay gặm hoặc cắn
  • Không muốn ăn
  • Rối loạn về giấc ngủ
  • Hay xoa mặt và tai.


Trẻ chảy dãi nhiều, hay gặm cắn là dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng

3. Khi trẻ mọc răng bạn cần chuẩn bị những gì để tạo cho bé sự thoải mái nhất
Dưới đây là một số điều bạn có thể giúp cho bé thoải mái hơn trong quá trình mọc răng:

Tìm một vật để giúp cho trẻ nhai: Cho trẻ sử dụng vòng dành cho trẻ mọc răng (teething ring). Không bảo quản các núm ti trong tủ đá vì các núm ti đông lạnh có thể quá cứng mức làm tổn thương nướu của trẻ.
Đồ ăn lạnh: Nếu trẻ đang trong thời gian ăn dặm, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua hoặc nước sốt táo ướp lạnh. Thức ăn lạnh có thể giúp giảm đau. Nếu em bé của bạn đủ lớn để ăn thức ăn cứng hơn, một quả chuối đông lạnh hoặc bánh mì tròn có thể giúp làm giảm đau cho trẻ. Cần lưu ý đề phòng các nguy cơ gây nghẹn thức ăn.
Mát xa nướu: Rửa tay, sau đó dùng ngón tay xoa và ấn nhẹ vừa phải vào nướu của trẻ. Điều này có thể tạo ra một áp lực vừa đủ lên nướu, giúp bé cảm nhận được những chiếc răng mới mọc.
Không bao giờ cho con bạn uống aspirin (hoặc thoa aspirin vào nướu của trẻ). Aspirin có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp và có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là hội chứng Reye.

Viện Nha khoa Nhi Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các chuyên gia khác khuyến cáo không sử dụng thuốc mọc răng không cần kê đơn như gel mọc răng vì có thể gây ra các tác dụng phụ như: co giật và các vấn đề về hô hấp, ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

4. Chăm sóc răng miệng cho trẻ

  • Khi răng của trẻ bắt đầu mọc, việc giữ cho chúng sạch sẽ phụ thuộc một phần vào sự chăm sóc của cha mẹ. Ngay khi trẻ mọc răng, hãy chải răng cho trẻ hai lần một ngày (như một lần vào buổi sáng, sau đó một lần nữa ngay trước khi đi ngủ).
  • Dùng bàn chải đánh răng cỡ em bé có bôi kem đánh răng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ xem bạn có nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hay không. Nếu con bạn không thích mùi vị của một loại kem đánh răng, hãy thử hương vị khác.
  • Bạn không cần phải chải theo một hướng nhất định. Chỉ cần cố gắng loại bỏ bất kỳ hạt thức ăn bám vào răng là được.
  • Một khi bé có nhiều răng, có thể khó tiếp cận tất cả các bề mặt răng bằng bàn chải. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc bạn nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa cho trẻ. Những que chỉ nha khoa đầy màu sắc được thiết kế đặc biệt cho trẻ em có thể giúp chúng dễ dàng được trẻ chấp nhận hơn.
  • Vào khoảng 18 tháng, con bạn có thể sẵn sàng bắt đầu học tự đánh răng. Tham khảo “Đánh răng thế nào là đúng cách” để giúp trẻ hình thành thói quen đúng cách và khoa học.
  • Khi bé được 2 tuổi, hãy bắt đầu sử dụng kem đánh răng nhiều hơn một chút - lượng khoảng bằng hạt đậu.

Hãy tập cho trẻ tự đánh răng khi bé bắt đầu biết nhổ ra

5. Một số các cách khác để chăm sóc răng cho trẻ
* Thực hiện các bước để tránh sâu răng do bú bình
Hạn chế việc cho trẻ bú bình lúc đang ngủ, để ngăn ngừa tình trạng này và giảm nguy cơ bị sâu răng là chuyển trẻ từ bú bình sang uống sữa bằng cốc và cho trẻ súc miệng bằng nước ấm sau khi uống sữa xong. Thông thường khi trẻ được 1 tuổi bạn có thể áp dụng hình thức này.

* Khám nha sĩ
Các nha sĩ khuyên bạn nên lên lịch cho việc chăm sóc răng đầu tiên của bé vào khoảng sinh nhật đầu tiên của bé (khi bé được 1 tuổi) hoặc trong vòng 6 tháng sau khi chiếc răng đầu tiên của bé mọc, tùy thuộc vào điều kiện nào đến trước.

* Hạn chế các món ăn gây sâu răng
Hạn chế số lượng đồ ngọt cho trẻ ăn. Khi trẻ ăn một món có đường (chẳng hạn như trong bữa tiệc sinh nhật), hãy nhớ đánh răng ngay sau khi trẻ ăn.

6. Làm gì nếu con bạn chưa mọc răng
Nếu bạn vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc mọc răng khi trẻ được 18 tháng tuổi. Bạn nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ hoặc nha sĩ.

Ngoài ra, nếu con bạn có tất cả các dấu hiệu mọc răng - chảy nhiều nước dãi, sưng lợi thì nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.